Trở thành tỷ phú vì… liều
Ở Phụng Công, những hộ giàu đều chủ yếu rơi vào các gia đình trẻ, máu mê và liều vốn là đặc trưng của tuổi trẻ. Nhiều người già trong làng nhìn cũng sốt ruột lắm nhưng không dám cản.
Làm giàu từ đất làđiều không dễ nhưng có thể làm được với người nông dân. Điều này đã trả lời bằngthực tế tại Phụng Công, Văn Giang, Hưng Yên. Men theo những con đường đê vềthành phố xanh lớn nhất miền Bắc, vào tận từng vườn cây, hỏi thăm từng người dânmới hay cây cảnh biến 60% người dân nơi đây thành “người giàu”.
Ruộng lúahóa ruộng... cây
Cầu Thanh Trì, rồi cầu Vĩnh Tuy liên tiếp được khánh thành đã khiến con đường về Phụng Công, VănGiang, Hưng Yên ngắn lại, nhưng cũng là lúc đô thị hóa tràn xuống vùng đất vốnlấy ruộng đồng làm phương tiện mưu sinh. Không còn những rặng tre xanh mát,những ao nước trong vắt như cách đây nhiều năm mà thay vào đó là những con đườngbụi mù và xuống cấp vì xe tải, nhất là khi làng cây cảnh vang danh thiên hạ.Người ta đến Bát Tràng rồi tiện thể ghé thăm Phụng Công, có bát đũa mới thìcũng phải sắm thêm đôi cây thế cho phù hợp với tầm vóc ngôi nhà.
Người nhớ thì bảoPhụng Công làm cây cảnh cũng đã xấp xỉ hai chục năm, người quên thì cho rằng cựcthịnh nhất là 6,7 năm trở lại đây. Nhà đầu tiên làm rồi có được chút ít vốn, xâyđược cái nhà thì nhà thứ 2 nhìn vào đó mà học tập. Nông dân đơn giản lắm, cứ cáigì kiếm được cái ăn ta lao vào thôi, cần biết gì về thị trường, định hướng,tương lai ra sao đâu. Từ một làng quê thuần nông, cây cảnh mang đến giá trịchẳng bao giờ dám nghĩ, cả làng đồng thanh tương ứng chuyển nghề. Người đầu tiênxông pha bao giờ cũng bị cho là hâm, dở hơi, nhưng chỉ cần một hai vụ trúng cây,con mắt của người dân trong làng cũng khác.
Theo “mách nước”của mấy bác trong Hội Nông dân, chúng tôi đến nhà anh Hoàng Văn Tiến thôn Bến,nghe nói là một trong những người đầu tiên phá lúa trồng cây, giờ cũng đã thànhtỷ phú với vườn cây rộng gần 1ha với hàng nghìn cây, trong đó không thiếu nhữngcây tiền tỷ. Năm 1999, anh xuất ngũ về quê nhìn ruộng lúa được mùa cũng chỉ vàitriệu mà phát chán, anh quyết định cải tạo để làm vườn. Hồi ấy anh là đảng viêndự bị, chuyện chuyển đổi mục đích sử dụng đất không phải ai cũng đồng ý và ủnghộ anh, thậm chí còn tích cực phản đối. Anh không nản chí, nhất là khi những lứađầu tiên cây chết, uốn không được thế như mong muốn, hàng xóm láng giềng lạiđược phen xôn xao.
Nhưng khi lứa câyđầu tiên “xuất vườn”, lãi một gấp 3 thì nhiều người nhìn anh với con mắt nểphục. Hai năm sau, cả làng quê anh cùng “xuống tay” bỏ lúa trồng cây. Học theoanh Tiến, anh Nguyễn Văn Bảo vốn là một hộ nông dân trồng cà cũng xuống tay lấyđất trồng lan. Ban đầu vợ anh cũng cằn nhằn về việc “lan không ăn được còn càthì ăn được”. Nhưng đến khi lan bán được giá, lãi gấp mấy lần trồng cà, vợ anhmới mủm mỉm cười. Đến giờ, cả xã Phụng Công phải đi “nhập khẩu” gạo vì không cònnhà nào trồng lúa.
Ra ngõ gặpôtô
Ông Ngô Văn Hưng -Chủ tịch UBND xã cho hay, hộ nghèo ở Phụng Công chỉ còn 4%, còn lại là giàu vàrất giàu, khoảng 200 hộ có ôtô riêng. Đứng từ trên đê nhìn xuống, cứ ngỡ đây làmột khu đô thị thuộc dự án nào đó mới triển khai xây dựng. Những căn biệt thựmọc lên san sát, thấp thoáng đâu đó mới thấy những căn nhà một tầng, xen lẫn vớithảm xanh các loại cây và không gian mặt nước của những chiếc ao làng. Trong cáinắng hanh hao sau những ngày nồm ẩm ướt, từng nhà vườn ở Phụng Công rực lên màuxanh của cây sanh, màu lá đỏ của cây lộc vừng và tím, trắng, đỏ của các loại hoaphong lan, hoa xương rồng, nhài Nhật...
Vài chiếc ôtô biểnHà Nội mở hết cửa kính để ngắm nghía các cây thế. Tiếng trả giá và tiếng thuyếtminh, bình phẩm dáng cây, thế cây, cây non cây già râm ran. Ông giáo già PhạmHồng Thiệu bắt đầu vào nghề cây cảnh với việc ươm trồng mấy giỏ phong lan, mấynăm gần đây, ông dồn lan của mình vào một khu, nhường toàn bộ sân vườn ngôi nhàmình cho cậu con trai út chăm cây. Ông bảo, ở xã này cây mỗi người bán một giá,không có mặt bằng chung cho cây. Gặp khách, mà nhất là khách đã thích thì giánào họ cũng mua.
Có khi, cây củamình vừa bán cho nhà vườn bên cạnh, gặp khách, “bác hàng xóm” có thể lãi gấpđôi. Nhưng nghề chơi cũng lắm công phu, không phải lúc nào cũng dễ trúng. AnhPhạm Hồng Ba - con trai út bác Thiệu kể: Hôm 26 tháng Chạp vừa rồi, đi dạo xungquanh mấy nhà vườn trong xã, anh bắt gặp một cây thế liền ngỏ ý mua với giá 70triệu và được chủ vườn đồng ý bán. Anh mua thêm một chiếc chậu để cây giá 1triệu đồng. Ấy vậy mà giữa tháng Giêng vừa rồi, vừa tròn 20 ngày sau khi cây hạcố nhà anh, anh bán được 135 triệu - gần gấp đôi giá gốc. Nếu ai nghĩ, thế chẳngmấy chốc mà giàu, thảo nào làng toàn tỷ phú thì có lẽ cần xem lại.
Bởi có chăm cây mớibiết, có cây hợp đất, hợp nước thì sống, nhưng cũng có cây mua về đến nơi, chưakịp sửa sang, uốn nắn gì đã chết, số tiền mua cây dễ đến vài trăm triệu tan đinhư bong bóng xà phòng. Hay như cách đây 3 hôm, anh Ba đưa về một cây sanh vớigiá 1,5 tỉ đồng, riêng tiền lãi ngân hàng cũng không hề đơn giản. Gặp khách cóthể bán, nhưng anh biết, với loại cây “hàng khủng” như thế này anh phải dụngcông thêm nhiều thời gian.
Ở Phụng Công, nhữnghộ giàu đều chủ yếu rơi vào các gia đình trẻ, máu mê và liều vốn là đặc trưngcủa tuổi trẻ. Nhiều người già trong làng nhìn cũng sốt ruột lắm nhưng không dámcản. Với họ mấy chục triệu đã là con số lớn, đằng này, các anh ấy lại rước vềnhững cây thế trị giá hàng tỷ đồng. Lo lắm chứ nhưng các anh trẻ thì bảo: Bốchẳng hiểu gì, mình có cây giá trị, người ta chưa biết mình có nhiều cây đẹpkhông mà chỉ cần quảng cáo nhà vườn ấy có cây mấy tỷ. Thế là khách ghé thăm rồi.
Tương lai làng nghề
Cây thế ở PhụngCông hiện tập trung chủ yếu là sanh, lộc vừng... được người dân trồng gọi làsanh làng, và một loại sanh khác, lấy từ Nam Định là sanh Nam Điền. Mua bán câytừ nơi khác về cũng khiến lãi bớt đi chút ít nhưng cái thú chơi cây, mua bán câyvẫn không vơi đi. Có những người như anh Phạm Hồng Ba, bỏ cả vị trí công chức đểvề chơi cây, vì với anh, nghề làm chơi ăn thật này, vừa khiến mình thư thái,thanh thản đầu óc mà lại vừa đủ nuôi sống vợ con. Anh Trần Đình Chiến, thôn Đạixã Phụng Công kể: Hôm qua có một đại gia ở Hà Nội xuống đây, mua của tôi 4 câythế, không mang đủ tiền, ông để cả chìa khóa xe Lexus ở lại để đặt cọc, quay vềHà Nội lấy tiền trả ngay vì chỉ sợ tôi bán mất.
Đấy, may mắn gặpnhững người khách thích cây thì gia chủ cũng hên theo, nhà cửa cứ thế mà thêmtầng, mở rộng diện tích. Những cánh đồng cây phôi của Phụng Công đã dần bị thuhẹp bởi một dự án có ý nghĩa lớn của tỉnh. Phụng Công cũng đã có những chuyểnhướng sang kinh doanh thương mại các loại cây cảnh, và hầu hết đều là những câycó giá trị tiền tỷ. Trên con đường chúng tôi đã qua, những gương mặt tôi gặp, aicũng rạng rỡ vì đã qua rồi cái thời bán mặt cho đất, bán lưng cho trời mà vẫnkhông đủ ăn. Đất trồng cây giờ thành khu đô thị sinh thái lớn ở miền Bắc nhưnghầu như không ai trong xã muốn bỏ nghề chơi cây, bởi với họ, đây là nghề thíchlàm thì làm, thích chơi thì chơi, mỗi ngày chăm chút một cái cành mới nhú, cắtbỏ một chiếc lá đi chệch quỹ đạo, nhặt dăm ba ngọn cỏ đã thành một thói quen khóbỏ.
Gia đình nào cũngthuê vườn ở những xã xung quanh, hoặc ở những khu chưa vào dự án để tiếp tụcnghề “hái ra tiền”. Anh Chiến tâm sự: Nghề này hơn cả lướt vàng, lướt chứngkhoán vì mình thực sự là người làm chủ, chỉ là mua bán thông thường, chưa chịusự quản lý Nhà nước, bó buộc bằng luật này hay quy định kia. Nó phù hợp vớingười nông dân, vẫn gắn với nghề nông nhưng thu nhập từ vài trăm triệu đến hàngtỷ đồng tiền lãi mỗi năm.
Một làng quê đẹptrù phú, đang từng ngày từng giờ thay đổi nhưng ẩn sâu bên trong vẫn là nhữngnếp nhà với một thú chơi tao nhã. Chơi cây khiến con người mềm tính hơn, dù anhmua của tôi hay của bác láng giềng thì ở đây, không có cảnh tranh giành cãi nhaugây mâu thuẫn. Hy vọng nếu có ngày quay lại nơi đây, kinh tế thị trường khôngthể làm mất đi tình làng nghĩa xóm, họ vẫn sống chan hòa, san sẻ với nhau nhưnhững ngày đã qua.
Trở thành tỷ phú vì… liều
Tìm thêm: Tin huyện Thanh Trì, Cầu Thanh Trì, Tin cầu Thanh Trì, Cầu Vĩnh Tuy, Trở thành tỷ phú, Tỷ phú vì liều, Các gia đình trẻ
Link:
http://tintucthanhtri.blogspot.com/2011/06/tro-thanh-ty-phu-vi-lieu.html
Tin tức Thanh Trì Hà Nội khác:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét