Tin mới

Post Top Ad

Your Ad Spot

Thứ Hai, 27 tháng 6, 2011

Chống lạm phát tại Việt Nam : “Đơn thuốc” cần được duy trì

Chống lạm phát tại Việt Nam : “Đơn thuốc” cần được duy trì 
Theo dự báo của các chuyên gia, lạm phát tại VN sẽ tiếp tục kéo dài trong năm nay trước khi có sự cải thiện. DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Ray Ferguson – Giám đốc khu vực của Ngân hàng Standard Chartered tại Singapore và Đông Nam Á xung quanh vấn đề này.

http://doanhnhansaigon.vn/files/articles/2011/1054062/cao-sy-kiem-large.jpg


Ông Ray Ferguson cho biết, đầu năm 2011, Standard Chartered dự báo về tốc độ tăng trưởng của VN năm 2011 đạt 7,2%. Tuy nhiên, gần đây, khi những biện pháp thắt chặt tiền tệ, nâng cao lãi suất... được tiến hành, Standard Chartered đã hạ dự báo năm nay xuống còn 5%. “Tôi nghĩ, tăng trưởng không phải là vấn đề quá lớn đối với VN. Cái chính là chúng ta tập trung vào sự ổn định, nhất là sự ổn định về dòng tiền và giá trị của nội tệ”.

- Đã có khá nhiều dự báo về chỉ số lạm phát năm 2011 của VN, còn đánh giá của Standard Chartered thế nào, thưa ông ?

Theo đánh giá của chúng tôi, lạm phát của VN sẽ đạt đỉnh khoảng 18 – 18,6% vào thời điểm quý 3/2011 và sau đó sẽ giảm. Tuy nhiên, tôi nghĩ lạm phát năm 2011 sẽ không thể tệ hơn so với thời điểm năm 2008. Có thể nói, những biện pháp thắt chặt tiền tệ của NHNN VN trong thời gian gần đây đã có những hiệu quả nhất định. Những biện pháp được áp dụng hay có thể gọi là những “liều thuốc” bao gồm cả can thiệp về lãi suất hay hạn chế mức tăng trưởng tín dụng không vượt quá 20% đều là những phương thuốc đang phát huy tác dụng. Tuy nhiên, để nó có tác dụng lâu dài thì Chính phủ VN cần phải tập trung, duy trì một cách nhất quán, có kỷ luật về các chính sách, biện pháp này. Có nghĩa là “bệnh nhân vẫn tiếp tục phải uống thuốc”.

- Chính phủ VN dự kiến sẽ thực hiện điều hành để giữ lạm phát năm nay ở mức tương đương với năm 2010, tức là khoảng 11,75%. Ông bình luận thế nào về mục tiêu này ?

Lạm phát của VN sẽ đạt đỉnh khoảng 18 - 18,6% vào quý 3/2011 và sau đó sẽ giảm.
Tôi nghĩ để giữ như mức Chính phủ VN đặt ra sẽ là một thách thức rất lớn. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra lạm phát và Chính phủ VN đang phải nỗ lực xử lý. Bên cạnh những yếu tố của môi trường bên ngoài đã vượt quá khả năng kiểm soát của VN bao gồm những sự gia tăng rất lớn về giá lương thực, giá năng lượng, giá các mặt hàng nguyên vật liệu cơ bản, mà còn là chính những yếu tố nội tại của kinh tế VN khi chúng ta đang phải chịu sức ép giảm giá  đồng nội tệ trong thời gian gần đây đến 30%. Tôi nghĩ, điều này còn khó khăn hơn trong những thách thức của việc chống lạm phát.

- Để kiềm chế lạm phát, trong thời gian qua, Chính phủ VN cũng đã đưa ra một loạt giải pháp, trong đó đáng chú ý là những giải pháp về điều hành thị trường tài chính tiền tệ (tăng tỉ giá, lãi suất...). Ông nhận xét thế nào về tính hiệu quả của những giải pháp này ?

Thực tế chúng ta đã thấy những can thiệp ngắn hạn của Chính phủ VN trong việc kiềm chế lạm phát. Đó là việc hạn chế sử dụng quá nhiều USD và tăng nhu cầu đối với đồng nội tệ của VN. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cung của tiền đồng cũng đang rất căng thẳng về mặt thanh khoản. Điều này dẫn đến một số điều chỉnh theo hướng có lợi cho đồng VN trong thời gian gần đây. Đây là những yếu tố chuyển động mang tính tích cực. Tuy nhiên, thách thức đặt ra là chúng ta phải duy trì nó trong một thời gian tương đối lâu để đạt kết quả như kỳ vọng. Nhưng  đây cũng là một bằng chứng hết sức hiển hiện và thuyết phục là những biện pháp của Chính phủ thực hiện đang có hiệu quả.

Theo tôi, chúng ta nên có tầm nhìn xa hơn, có thể là vài tháng đến trung hạn. Về cơ bản như tôi đã nói, “đơn thuốc” đã được kê và đang tỏ ra có hiệu quả. Nhưng điều quan trọng, chúng ta phải duy trì liều thuốc đó trong vài tháng tới, thậm chí có thể lâu hơn. Tôi nghĩ, đó là liều thuốc đúng hướng.

- Để có thể hoá giải những thách thức trong mục tiêu tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, VN cần phải làm những gì, thưa ông ?


Về phía Chính phủ, chúng ta cần chú ý đến những biện pháp như kiểm soát lãi suất, can thiệp để hạn chế tình trạng USD hoá, xoá bỏ tâm lý gom giữ USD, gom giữ vàng, các biện pháp về trần lãi suất cho vay... Dù việc kiểm soát này có thể gây ảnh hưởng đến một số bộ phận của nền kinh tế nhưng đó là những biện pháp cần thiết.

Thực tế, toàn bộ những công cụ có thể chống lạm pháp đều đã được Chính phủ VN triển khai bao gồm tăng lãi suất, hạn chế tín dụng không quá 20% cũng như những biện pháp thắt chặt chi tiêu tài khoá. Tôi nghĩ có một yếu tố quan trọng khác, đó là làm sao để tiếp tục giữ VN như một điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Bởi việc chúng ta duy trì được luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào sẽ là một yếu tố quan trọng để giữ cán cân thanh toán của VN ở một vị trí khả quan.

Chống lạm phát tại Việt Nam : “Đơn thuốc” cần được duy trì 
Tìm thêm: Tin Thanh Trì, Chống lạm phát, Lạm phát tại Việt Nam, Đơn thuốc chống lạm phát, Đơn thuốc cần được duy trì
Link: http://tintucthanhtri.blogspot.com/2011/06/chong-lam-phat-tai-viet-nam-on-thuoc.html

Tin tức Thanh Trì Hà Nội khác:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Post Top Ad

Your Ad Spot

Pages